Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chức thực hợp đồng, giao dịch là văn vản được Chính Phủ ban hành ngày 16 tháng 02 năm 2015. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu việc chứng thực chữ ký của biên dịch viên thì có thể nghiên cứu văn bản này.
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch; giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực; quản lý nhà nước về chứng thực.
Quy định về chứng thực chữ ký theo nghị định 23/2015/NĐ-CP
Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Nếu giấy tờ, văn bản là bản dịch thì chứng thực chữ ký ở đây là chứng thực chữ ký của biên dịch viên.
Người thực hiện chứng thực là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Và theo quy định tại điều 5 của nghị định này thì Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Xem thêm Mẫu giấy xác nhận trong hồ sơ công chứng bản dịch
Quy định người dịch, chứng thực chữ ký người dịch theo nghị định 23/2015/NĐ-CP
Quy định người dịch, chứng thực chữ ký người dịch theo nghị định 23/2015/NĐ-CP được thể hiện ở mục 4, với 7 điều từ điều 27 đến điều 33, cụ thể:
Điều 27: Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch: phải có hành vi dân sử đầy đủ, có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch, thông thạo ngôn ngữ cần dịch.
Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật: phải đảm bảo những tiêu chuẩn ở điều 27, và phải đăng ký và ký hợp đồng làm công tác viên của phòng tư pháp, danh sách được niêm yết công khai.
Điều 29. Đăng ký chữ ký mẫu: người dịch là công tác viên của phòng tư pháp phải
đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng Tư pháp. Khi đăng ký chữ ký mẫu, người dịch phải nộp Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu.
Điều 30. Trách nhiệm của người dịch và người thực hiện chứng thực chữ ký người dịch:
+ Với người dịch thì phải chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực; không được dịch những giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật.
+ Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch.
Điều 31. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch
Điều 32. Giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch
Điều 33. Thời hạn chứng thực chữ ký người dịch