Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam với hàng loạt dự án nhà máy quy mô lớn như: Canon, Panasonic, Toyota, Honda… Đến nay thị trường Việt Nam dường như đã quá quen thuộc với nhà đầu tư Nhật. Vậy Việt Nam có gì mà lại có sức hút lớn với Nhật Bản đến vậy? Trong bài viết ngày hôm nay Trans24h sẽ giúp quý khách giải đáp được thắc mắc đó.
Lợi thế của Việt Nam.
Với lợi thế giá gia công rẻ, môi trường đầu tư thuận lợi cùng nền chính trị ổn định, Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư rất lớn từ Nhật Bản. Việc hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày càng tiến xa hơn và càng được củng cố khi các hoạt động chính trị – kinh tế cấp quốc gia liên tục diễn ra trong thời gian qua.
Giá gia công rẻ.
Giá gia công rẻ luôn là một lợi thế của Việt Nam, 60% Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đây là một điểm thu hút rất lớn cho các nhà đầu tư.
Theo ông Takimoto Koji – Trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM, có đến 66,6% số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có xu hướng muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Cụ thể, 88% doanh nghiệp cho biết tiếp tục mở rộng hoạt động là do doanh thu tăng, 46% nhận thấy có tính tăng trưởng, tiềm năng cao, 23% cho rằng có nhiều mối quan hệ với các đối tác.
Môi trường đầu tư thuận lợi.
Đây là yếu tố quan trọng không kém để các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam.
Theo khảo sát của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật bản (Jetro), Việt Nam có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tư, xếp thứ 4 (63,4%) trên 15 quốc gia về “tình hình chính trị, xã hội ổn định”. Trong đó, hơn một nửa số doanh nghiệp được hỏi đánh giá cao “quy mô thị trường, tính tăng trưởng” của Việt Nam và chi phí nhân công rẻ.
Gần đây nhất vào chiều 23-7-2020, Jetro họp báo thông tin về chương trình hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài của doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Takeo Nakajima, trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội, cho biết ngày 17-7 vừa rồi Jetro tổ chức buổi họp báo kết quả tuyển chọn lần thứ nhất 30 doanh nghiệp đăng ký nguyện vọng được dịch chuyển mở rộng sang các nước ASEAN. Trong đó có 15 doanh nghiệp đăng ký đầu tư sang Việt Nam cho thấy Việt Nam đang là thị trường rất được quan tâm.
- Do tác động của dịch bệnh Covid – 19 lan rộng ở nhiều nước từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu, Mỹ, Trung Đông, châu Phi, việc sản xuất linh phụ kiện không được cung ứng theo kế hoạch, tác động nhiều lĩnh vực như ôtô, điện thoại di động, thiết bị, máy móc…
- Trước đây để cắt giảm chi phí, doanh nghiệp sẽ tập trung sản xuất với số lượng lớn để có chi phí rẻ hơn. Nhưng do tác động dịch bệnh lần này, việc thiếu linh kiện khiến việc hoàn thiện sản phẩm gặp khó khăn do nguồn cung ứng chỉ tập trung vào một quốc gia, đặt yêu cầu các doanh nghiệp phải phân tán chuỗi cung ứng 1 – 3 nơi.
Việt Nam đang là quốc gia kiểm soát dịch bệnh nên Nhật Bản kì vọng sẽ sớm được sản xuất tại Việt Nam. Về dài hạn, 10 – 15 năm tới với việc mở rộng cơ sở sản xuất tại đây, chúng ta có thể trở thành thị trường tiềm năng vừa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Nguồn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản.
Đây được xem là một trong những yếu tố góp phần làm tăng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào lĩnh vực bất động sản. Hiện đã có nhiều công trình của Nhật Bản đã đưa vào khai thác rất hiệu quả, điển hình là cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với Sân bay Quốc tế Nội Bài, nhà ga T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Cú hích mang tên Covid – 19.
Do dịch bệnh Covid – 19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các thị trường quan trọng của Nhật Bản như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,… nên Nhật Bản đang muốn mở rộng cũng như đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đây là quá trình lâu dài chứ không phải do dịch Covid-19 doanh nghiệp mới đa dạng hóa. Tuy nhiên, khi dịch Covid – 19 diễn ra chính phủ mới chính thức triển khai chương trình này để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
- Theo Jetro, đây là động thái để cải thiện lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của Nhật Bản, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế và công nghiệp Nhật Bản – ASEAN nói chung và Nhật – Việt nói riêng.
- Việt Nam vẫn đang là 1 trong những quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt nhất thế giới, chính vì thế tạo tiền đề cho sự tin tưởng đầu tư và phát triển cho các quốc gia nước ngoài nhất là Nhật Bản.
Những thách thức của doanh nghiệp Việt Nam.
Với việc được các nhà đầu tư Nhật ngày 1 quan tâm như vậy Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức, đặc biệt chính là rào cản ngôn ngữ. Bất đồng ngôn ngữ sẽ làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc đàm phán, kí kết hợp đồng, hiểu không hết hoặc hiểu sai ý của đối tác dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Chính vì thế, công ty TNHH Dịch thuật công chứng 24h – Trans24h ra đời với sứ mệnh giúp các doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản đến gần nhau hơn. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật công chứng, dịch thuật các tài liệu chuyên ngành, dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại Trans24h luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng.
Nếu quý khách là các doanh nghiệp Việt Nam đang muốn dịch thuật hợp đồng sang tiếng Nhật một cách chính xác, uy tín nhưng bị “ngợp” trong hàng loạt thông tin trên mạng, hãy đến với Trans24h.
Công ty TNHH Dịch thuật công chứng 24h.
- Địa chỉ: 52A Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0948944222
- Website: dichthuatcongchung24h.com