Phân biệt chữ hán, chữ nôm và chữ quốc ngữ

so sánh chữ hán và chữ nôm

Hiện nay không ít người vẫn nhầm lẫn hoặc không phận biệt được chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, dưới đây Dịch thuật công chứng 24h xin trích dẫn các khái niệm cơ bản để thông tin tới anh chị.

Chữ Hán

Chữ Hán hay còn được gọi bằng những cái tên khác như Hán tự, chữ Trung Quốc. Chữ Hán có 2 loại là chữ phồn thể (chữ Hán cổ), chữ giản thể (chữ Hán hiện đại).

  • 漢字 – “Hán Tự” (viết dưới dạng chữ phồn thể)
  • 汉字 – “Hán tự” (viết dưới dạng giản thể)

Chữ Hán là một dạng chữ viết biểu ý, có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó du nhập vào các nước lân cận bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của người dân địa phương ở từng nước.

Ví dụ: Ở Nhật Bản trên cơ sở nền tảng chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra chữ Nhật. Chữ Nhật Bản sử dụng bảng chữ cứng Katakana, bảng chữ mềm Hiragana và Hán tự, trong đó Hán tự chiếm tỷ lệ khá nhiều. Ở Việt Nam, chữ Hán cổ được dùng để sáng tạo ra chữ Nôm.

Danh từ “chữ nho” được dùng để chỉ “chữ Hán cổ” do người Việt dùng trong các văn bản của Việt Nam. Chữ được sử dụng trong hành chính, hoành phi câu đối hoặc tác phẩm thư pháp trước đây đa phần là chữ Hán cổ, chữ Nôm được sử dụng nhưng còn hạn chế, bởi chữ Nôm ra đời sau và mang tính vùng miền cao.

chữ hán
chữ hán

Trong quá trình nghìn năm Bắc thuộc, chữ Hán vẫn được người Việt dùng và phát triển.

Chữ Hán ở Việt Nam

Có ý kiến cho rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam từ trước Công nguyên, dựa trên suy diễn về dấu khắc được coi là chữ trên một con dao găm. Tuy nhiên đó là lúc chữ Hán chưa hình thành, và trên các trống đồng Đông Sơn có thời kỳ 700 TCN – 100 SCN thì hiện diện “các chữ của người Việt cổ” chưa được minh giải, và chưa có tư liệu xác định vào thời kỳ trước Công nguyên cư dân Việt cổ đã sử dụng chữ.

Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Theo Đào Duy Anh thì nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 – 226) đã dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán.

Nước Nam Việt được Triệu Đà thành lập vào thế kỷ thứ III TCN, khi nhà Tần đang thống nhất chữ viết (vào thời chiến quốc, mỗi nước phát triển chữ viết khác nhau). Hơn một thế kỷ sau, khi Lưu Bang lật đổ nhà Tần lập nhà Hán, nhà Hán mới thôn tính được Nam Việt (khoản năm 111 TCN). Sau này, nhà sử học Lê Mạnh Thát phát hiện rằng ngay cả Hán thư cũng dùng phương ngôn của người Việt.

Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, người Việt đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn đậm ảnh hưởng của tiếng Hán. Sang thời kỳ tự chủ chữ Hán giữ địa vị là văn tự chính thức nhưng cách đọc đã phát triển theo hướng riêng, khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc.

Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm. Trong khi đó cổ văn Hán vẫn được coi là mẫu mực để noi theo.

Chữ Nôm

Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu.

chữ nôm
chữ nôm

Xem thêm: Dịch thuật Hán Nôm cổ

Chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức trên thực tế (de facto) hiện nay của tiếng Việt. Bộ chữ Quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Chương I Điều 5 Mục 3 ghi là “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”, khẳng định tiếng Việt là Quốc ngữ. Tên gọi “chữ quốc ngữ” được dùng để chỉ chữ quốc ngữ Latinh lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1867 trên Gia Định báo. Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây bị lược bỏ đi để chỉ còn là chữ quốc ngữ; còn tên gọi chữ Tây bấy giờ được chuyển sang để chỉ chữ Pháp. Quốc ngữ nghĩa mặt chữ là ngôn ngữ quốc gia, ở Việt Nam nếu không có từ bổ nghĩa kèm theo cho thấy từ quốc ngữ được dùng để một ngôn ngữ nào khác thì quốc ngữ mặc định là chỉ tiếng Việt.

so sánh chữ hán và chữ nôm
so sánh chữ hán và chữ nôm

Chúng tôi vừa gửi đến anh chị một vài thông tin cơ bản về việc phân biệt chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết anh chị có thể hiểu phần nào đặc điểm của từng loại, từ đó hiểu thêm về truyền thống cha ông và thêm yêu tiếng Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *