Trước khi chuyển nhường quyền sử dụng nhà, đất các bên mua bán thường lập hợp đồng đặt cọc để đảm bảo giao dịch sẽ được tiến hành. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc “Hợp đồng đặt cọc mua nhà có cần công chứng không?” và quy định của pháp luật về vấn đề này là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp anh chị giải đáp các thắc mắc trên.
Hợp đồng đặt cọc là gì?
Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”
Theo quy định trên, trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi chung là nhà đất) các bên thường lập hợp đồng đặt cọc. Theo đó, một bên sẽ giao cho bên kia một khoản tiền để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng.
Những điều cần chú ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc
Xác định đặt cọc tức là đã quyết định mua tài sản, đặc biệt nhà đất là một tài sản có giá trị rất lớn, do vậy trước khi lập hợp đồng đặt cọc cần:
- Kiểm tra tính pháp lý của tài sản: có thuộc diện giải tỏa hay có tranh chấp không…
- Kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí…
- Khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, (nếu bên bán đã kết hôn) không để trường hợp chỉ một người ký tránh rắc rối sau này.
- Phải chắc chắn có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.
Hợp đồng đặt cọc mua nhà có cần công chứng không?
Để trả lời cho câu hỏi “đặt cọc mua đất có cần công chứng không”, khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 không quy định hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực, chỉ các loại hợp đồng sau mới bắt buộc công chứng, chứng thực:
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất) và tài sản gắn liền với đất (gồm nhà và đất) hay tài sản gắn liền với đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Với bản chất là một giao dịch dân sự, việc đặt cọc có thể được thể hiện qua bất kỳ hình thức nào như lời nói, văn bản hay hành vi cụ thể (Dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự 2015). Điều này tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên, miễn sao đảm bảo đúng mục đích cũng như không trái với tinh thần chung của bộ luật thì đều có giá trị về mặt pháp lý. Do đó, hợp đồng đặt cọc mua nhà không bắt buộc công chứng, chứng thực.
Tuy vậy, để tránh trường hợp tranh chấp xảy ra cũng như để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của 2 bên đặt cọc, người mua nhà nên đặt cọc có cần công chứng. Điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng bởi hợp đồng được công chứng sẽ không cần phải chứng minh lại, trong khi hợp đồng viết tay có thể gây nên tranh cãi về việc giả mạo chữ ký và phải giám định để xác minh.
Xem thêm: Hợp đồng kinh tế có cần công chứng không?
Nội dung cơ bản của Hợp đồng đặt cọc:
- Cần có thông tin, chữ ký của chủ nhà đất, lưu ý trường hợp 1 người đứng tên sổ hồng nhưng tài sản chung vợ chồng hoặc hộ gia đình thì phải có chữ ký của những người đồng sở hữu còn lại.
- Nêu cụ thể số tiền cọc, thời gian giao nhận cọc. Mục đích đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc cả giao kết và thực hiện hợp đồng chính thức.
- Nghĩa vụ và thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong việc ký hợp đồng chính thức, các đợt thanh toán tiếp theo, nghĩa vụ chịu thuế, phí, lệ phí theo quy định.
- Phạt cọc: quy định cách xử lý tiền đặt cọc khi các bên không vi phạm nghĩa vụ; mức phạt cọc, thời gian trả tiền khi có bên vi phạm nghĩa vụ.
- Cam kết chung của các bên về vấn đề quyền sở hữu duy nhất, đất không đang kê biên, thế chấp, không có tranh chấp, cam kết thông tin nhân thân và sự tự nguyện ký kết hợp đồng…vv.
Bài viết trên đây phần nào đã giải thích được thắc mắc về việc hợp đồng đặt cọc mua nhà có cần công chứng không của nhiều khách quan tâm. Khách hàng cần nắm vững các thông tin để tránh xảy ra tranh chấp trong giao dịch bất động sản, cũng như đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Bài viết trên đây mang tính chất tham khảo, các điều khoản hợp đồng hoặc quy trình… có thể thay đổi, điều chỉnh tùy từng trường hợp cho phù hợp. Quý khách vui lòng tìm hiểu thêm các nguồn thông tin tin cậy để đảm bảo quyền lợi cho cá nhân và đối tác mua/bán.
Dịch thuật công chứng 24h tự hào là địa chỉ dịch thuật công chứng uy tín được khách hàng tin tưởng trong thời gian hiện nay. Chúng tôi cam kết tài liệu được xử lý một cách nhanh nhất, chuẩn xác nhất và cạnh tranh về giá cả.
Hotline: 0948.944.222