Công chứng hồ sơ cá nhân

Trong một số trường hợp giấy tờ cá nhân phải được sao y công chứng để sử dụng hợp pháp theo nhà nước quy định hoặc cơ quan, công ty, tổ chức quy định. Khi muốn công chứng hay chứng thực thì tới đâu để thực hiện và lệ phí khi công chứng, chứng thực giấy tờ là bao nhiêu? Sau đây Luật nhân dân sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.

Sao y công chứng giấy tờ tuy thân gồm những gì?

Giấy tờ tùy thân là những giấy tờ mang theo người của cá nhân, nhằm mục đích xác định nhận dạng các đặc điểm nhân thân của một con người cụ thể. Những bản sao giấy tờ tùy thân có giá trị pháp lý sử dụng thay thế cho bản chính trong một số trường hợp được gọi phổ biến là bản sao giấy tờ tùy thân công chứng.

Giấy tờ tùy thân thường xuyên sử dụng bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân
  • Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân
  • Thẻ căn cước công dân quy định
  • Các loại giấy tờ tùy thân khác như: Giấy đăng kí kết hôn, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu, Giấy phép lái xe, Hộ chiếu thuyền viên, Thẻ tạm trú, Thẻ thường trú đối với người nước ngoài,…

Công chứng hay chứng thực giấy tờ khác nhau ở đâu.

  • Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
  • Chứng thực là việc căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Công chứng, chứng thực giấy tờ ở đâu?

  • Cơ quan, tổ chức chức có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ tùy thân được phân định theo thẩm quyền cấp bản gốc của  giấy tờ tùy thân:
  • Với giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp: Thẩm quyền chứng thực thuộc Ủy ban Nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Với giấy tờ tùy thân do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp: Thẩm quyền chứng thực được quy định do Phòng tư pháp cấp huyện cấp.

Nếu anh chị có một số loại giấy tờ cần đi công chứng chứng thực. Nhưng anh chị không biết nên mang ra phường hay mang đến văn phòng công chứng tư. Chúng ta đi tìm hiểu hai khái niệm này để làm rõ.

Thẩm quyền công chứng:

– Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).

– Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác).

Thẩm quyền chứng thực Chủ yếu cho cơ quan nhà nước thực hiện.

– Phòng Tư pháp.

– UBND xã, phường.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

– Công chứng viên.

Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

  • Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  • Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  • Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
  • Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

  • Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  • Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
  • Czứng thực di chúc;
  • Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Căn cứ theo quy định, hiện nay ngoài Ủy ban xã phường, Nhà nước quy định văn phòng công chứng chứng thực bản sao từ bản chính do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *