Đặc điểm ngôn ngữ Trung Quốc

đặc điểm ngôn ngữ trung quốc

Anh chị đang có ý định học tiếng Trung để đi du học, đi làm, hay du lịch. Ngoài việc có khá nhiều đặc điểm tương đồng với tiếng tiếng Việt khiến cho việc tiếp cận tiếng Trung trở nên dễ dàng hơn (chẳng hạn động từ không chia thì, danh từ không có dạng số ít, số nhiều… vv) thì tiếng Trung còn có những đặc điểm khá thú vị khác, đừng bỏ lỡ bài viết anh chị nhé!

Xem thêm: Có nên du lịch đến Mông Cổ hay không

Những đặc điểm ngôn ngữ, tiếng nói Trung Quốc

Trên thế giới cứ 6 người thì có 1 người nói tiếng Trung Có thể nói tiếng Trung khá thịnh hành ở thời điểm hiện tại. Trên thế giới hiện nay có hơn 1 tỷ người, thì chiếm khoảng 15% dân số thế giới đang sử dụng tiếng Trung Quốc như tiếng mẹ đẻ. Nếu làm một phép so sánh đơn giản thì lượng người bản ngữ này còn nhiều hơn cả các thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Đức cộng lại.

Tiếng Trung là ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc

Tiếng Trung cùng với tiếng Anh, Ả Rập, Pháp, Nga và Tây Ban Nha là 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc.

đặc điểm ngôn ngữ trung quốc
đặc điểm ngôn ngữ trung quốc

Tiếng Trung không sử dụng chữ cái Latinh

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ trên thế giới không sử dụng tiếng Latinh. Nó là loại ngôn ngữ tượng hình ghi ý, thuộc ngữ hệ Hán – Tạng (khác với các ngôn ngữ thuộc hệ Ấn – Âu như tiếng Anh, tiếng Pháp…).

Chữ Hán là hệ thống chữ viết tượng hình/ ý thức hệ, bao gồm hơn 4,000 ký tự, mỗi ký tự biểu hiện một ý nghĩa khác nhau. Có khi với một chữ Hán mà chứa đựng trong nó cả một câu chuyện về triết lý nhân sinh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài học tiếng Trung hoặc người Trung sử dụng trên các nền tảng điện tử thì tiếng Trung vẫn có bảng phiên âm pinyin (bính âm), sử dụng ký tự Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán.

Trên thực tế, các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam trong thời kỳ phong kiến đã từng sử dụng hệ thống chữ Hán của Trung Quốc, các ký tự tuy phát âm khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng đều có chung ý nghĩa. Hiện nay, chỉ còn có Nhật Bản vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống chữ Hán (phổn thể), Hàn Quốc đã chuyển sang dùng bảng chữ cái Hangul (bảng chữ cái ký âm được phát minh từ thế kỷ 15 bởi triều đại vua Sejeong) và Việt Nam đã chuyển sang dùng ký tự Latinh (chữ Quốc ngữ)

Chữ Hán là hệ thống chữ tượng hình duy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay

Chữ tượng hình Ai Cập, chữ Hán, chữ Maya,… vv là những đại diện tiêu biểu của hệ thống chữ tượng hình từ thời cổ đại. Tuy nhiên ngày nay, chỉ còn chữ Hán được sử dụng phổ biến, trong khi các loại chữ tượng hình khác như Ai Cập, chữ Maya, chữ Sioux…vv đều đã biến mất hoặc không còn được sử dụng. Có thể nói đây là niềm tự hào của người Trung Quốc.

Đặc điểm của tiếng Trung – Những điều bạn cần biết trước khi theo học ngôn ngữ này

Động từ không cần chia thì

Động từ trong tiếng Trung luôn giữ nguyên thể trong mọi trường hợp và không cần phải biến đổi theo thì (hiện tại, quá khứ, tiếp diễn, tương lai,…vv) hay theo kính ngữ, mục đích, ý định phức tạp như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật và nhiều ngôn ngữ khác. Thay vào đó, các trạng từ như “từng”, “đã từng”, “đang”, “sẽ”…vv hay các trạng từ chỉ thời gian như “hôm qua”, “ngày mai”, “tuần trước”, “tháng sau”…sẽ được thêm vào trước hoặc sau động từ nhằm biểu thị mối quan hệ thời gian. Có thể thấy ở đặc điểm này tiếng Trung có phần tương đồng với tiếng Việt, sự tương đồng này phần nào giúp người Việt học tiếng Trung dễ dàng hơn.

Tiếng Trung không có sự phân biệt giữa số nhiều và số ít, không sử dụng mạo từ

Khác với tiếng Anh danh từ với sự phận biệt giữa số nhiều và số ít, hay với tiếng Pháp danh từ có sự phận biệt giữa giống đực và giống cái, danh từ trong tiếng Trung vẫn giữ nguyên thể dù chúng ở dạng số nhiều hay số ít và không có đặc điểm phân biệt đáng kể nào. Ngoài ra, tiếng Trung cũng không có mạo từ. Điều này xuất phát từ đặc điểm loại hình ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh và phần lớn ngôn ngữ khác thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, đa âm tiết, còn tiếng Trung và cả tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Thanh điệu và âm sắc được chú trọng

Tiếng Trung và tiếng Việt đều là ngôn ngữ mang thanh điệu (tonal language), với độ trầm, bổng, luyến láy trong giọng nói. Có thể nói thanh điệu giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Trung. Cùng một âm tiết nhưng mang thanh điệu khác nhau cũng dẫn tới sự khác nhau về ý nghĩa.

Nếu như tiếng Việt có 6 thanh thì tiếng Trung có 4 thanh với độ trầm bổng khác nhau như sau:

Chẳng hạn, từ ma khi phát âm với thanh 1 (55) có nghĩa là mẹ, nhưng khi phát âm với thanh 3 (214) mă thì lại có nghĩa là “con ngựa”.

Tiếng Trung có 2 hệ thống chữ viết khác nhau

Đó là: Chữ Hán phổn thể (nguyên bản) và chữ Hán giản thể (phát triển từ năm 1950 trong công cuộc Cải cách Chữ viết được tiến hành bởi Đảng Cộng sản Nhân dân Trung Hoa). Ngoài ra còn có một hình thức phát triển khác của tiếng Trung là bính âm (pinyin), sử dụng ký tự Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán, được sử dụng rộng rãi bởi giới trẻ ngày nay, rất phổ biến trong các thiết bị di động.

Hiện nay, chữ Hán giản thể được sử dụng chính thức ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia; chữ Hán phổn thể được sử dụng chính thức tại Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Nhật Bản (Kanji),…

Tổng số lượng ký tự của chữ Hán là khoảng 20,000

Theo thống kê tổng số kí tự của tiếng Hán khoảng 20.000 Hán tự khác nhau. Đây là số lượng ký tự cơ bản nhất trong khi một số từ điển Hán tự nâng cao thậm chí còn cung cấp tới hơn 50,000! Tuy nhiên, người học tiếng Trung không nên quá lo lắng. Khoảng 98% văn bản tiếng Trung được viết ra chỉ sử dụng khoảng 2.500 ký tự, do đó nếu nhận diện được 2000 – 3000 ký tự thông dụng thì đã có thể sử dụng thông thạo ngôn ngữ này.

Chữ Hán đã trên 3.000 năm tuổi

Chữ Hán là hệ thống ký tự có xuất hiện từ 3000 năm trước còn tồn tại cho đến bây giờ. Các nghiên cứu khảo cổ học đã tìm thấy các ký tự chữ Hán sơ khai trên xương động vật (giáp cốt văn) có niên đại 1600 năm trước Công nguyên (chữ Latinh xuất hiện khoảng 1000 năm về trước.

đặc điểm ngôn ngữ Hán
đặc điểm ngôn ngữ Hán

Chính vì sự hình thành và phát triển lâu đời như vậy nên chữ Hán đã có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như Việt Nam (chữ Hán), Nhật Bản (Kanji)…

Hán tự là chữ viết biểu ý

Phần lớn các chữ viết đang sử dụng trên thế giới hiện nay là chữ biểu âm (chữ ghi âm), riêng chữ Hán là chữ biểu ý (chữ ghi ý). Mỗi Hán tự đều mang trong mình một ý nghĩa, thậm chí là cả câu chuyện thấm đẫm triết lý nhân sinh.

Gần 60% từ vựng tiếng Việt có nguồn gốc từ âm Hán

Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục và đặc biệt là ngôn ngữ. Sở dĩ có sự tương đồng ấy là do sự giao lưu tiếp xúc văn hóa lâu đời giữa 2 nước láng giềng và 1000 năm Bắc thuộc. Sự tương đồng vè mặt ngôn ngữ đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc người Việt học tiếng Trung Quốc hướng tới những mục đích khác nhau.

Dịch thuật công chứng 24 nhận dịch thuật công chứng các tài liệu văn bằng chứng chỉ từ tiếng Trung sang tiếng Việt, nhanh chóng – chính xác – giá cả cạnh tranh. Mời anh chị liên hệ:

  • Địa chỉ: 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hòm thư điện tử: info@dichthuatcongchung24h.com
  • Hotline: 0948.944.222

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *