Dịch thuật là gì?

dịch thuật là gì

Không phải tất cả dịch thuật viên đều biết dịch thuật là gì? Bài viết sẽ giới thiệu khá chi tiết khái niệm, và các vấn về liên quan đến ngành dịch thuật ít các bạn biết tới. Dịch thuật được xem là một ngành khó nhưng cũng là ngành có cơ hội việc làm rộng mở. Đặc biệt trong thời đại hội nhập như hiện nay thì nhu cầu dịch thuật càng tăng.

Dịch thuật là gì?

Dịch thuật không có một định nghĩa hay định luật nào đó như bộ môn khoa học xã hội. Dịch thuật được hiểu là chuyển đổi ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác để người nghe, người đọc hiểu được chính xác nội dung trên ngôn ngữ gốc cần truyển tải.

Dịch thuật ngôn ngữ gốc cũng có thể là văn bản, cũng có thể là giọng nói, đoạn ghi âm. Ngoài ra còn có mục dịch thuật cho những người bị khiếm thị. Như vậy, việc chuyển tải sang ngôn ngữ khác cũng có thể dưới các dạng văn bản, giọng nói, hoặc cử chỉ hình thể. Mục đích chính là để người nghe, người đọc, người nhìn hiểu chính xác nhất các nội dung gốc cần truyền đạt.

Nếu xét theo hán ngữ thì: “Dịch” (易) có nghĩa là “thay đổi”, “biến đổi”; “thuật” (術) có nghĩa là “kỹ thuật”, “học thuật”, “phương pháp”. Vậy “dịch thuật” có nghĩa là “phương pháp chuyển đổi” từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Chúng ta sẽ phân loại các hình thức dịch thuật dưới đây.

dịch thuật là gì
dịch thuật là gì

Phân loại dịch thuật.

Hiện nay, chúng ta tạm thời chia ngành dịch thuật ra ba loại hình hình dịch phổ biến hiện nay. Phiên dịch, biên dịch và phiên dịch ký hiệu. Trong lịch sử hình thành thì phiên dịch xuất hiện đầu tiên, tiếp đến là biên dịch và hiện nay là phiên dịch ký hiệu.

  • Biên dịch hay còn gọi là thông dịch (dịch nói) sự chuyển đổi một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác bằng miệng (lời nói) để diễn đạt cùng một thông tin.
  • Biên dịch là sự chuyển đổi một ngôn ngữ dưới dạng văn tự này sang ngôn ngữ dưới dạng văn tự khác bằng cách viết để diễn đạt cùng một thông tin.
  • Phiên dịch ký hiệu là việc sẽ sử dụng các “ngôn ngữ ký hiệu” để chuyển đổi lời nói thành dạng ngôn từ có thể nhìn thấy được với mục đích giúp cho những người khiếm thính có hiểu được nội dung trên bản gốc.

Về cơ bản, các loại dịch thuật này chỉ khác nhau về hình thức thể hiện nhưng tính chất, quy trình dịch thuật đều tương đồng nhau.

Kỹ năng biên dịch hay phiên dịch độc lập với nhau tuy nhiên chúng lại là hai yếu tố bổ trợ cho nhau mà một người dịch thuật giỏi cần có. Người dịch thuật đạt chuẩn dịch nói có thể làm tốt công tác dịch viết, và để có thể nâng cao kỹ năng dịch nói thì người dịch thuật cần có nền tảng dịch viết cũng như kiến thức ngữ pháp vững chắc. Vì thế khi đào tạo dịch thuật viên thì cần chút trọng công tác đào tạo dịch viết để có cơ sở phát triển kỹ năng dịch nó.

Phân biệt biên dịch và phiên dịch.

Biên dịch và phiên dịch là 2 công việc chính của một người làm dịch thuật:

Với biên dịch (dịch viết), hình thức dịch thuật được thực hiện dưới dạng văn bản. Người làm công việc biên dịch cần có vốn từ, vốn hiểu biết sâu rộng, cách dùng từ điêu luyện để có thể thực hiện chuyển ngữ một cách thuận lợi nhất.

Riêng với phiên dịch (dịch nói), lại cần sự nhạy bén và phản xạ của người làm công việc dịch thuật. Dịch giả cần chuyển từng câu nói từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách tức thời, nhưng vẫn đảm bảo không làm thay đổi nội dung của câu nói.

Các phương pháp dịch thuật

Phương pháp dịch dịch đối với các biên dịch viên hay thông dịch viên cũng rất đa dạng. Tùy thuộc vào tính cách, trình độ ngôn ngữ và trình độ văn hóa để có cách xử lý phù hợp.

Dịch nghĩa: Là phương pháp dịch thuật khá nguyên tắc, bảo toàn hình thức ngôn ngữ của nguyên bản, đồng thời bản dịch diễn đạt chính xác ý tưởng của nguyên bản, lối hành văn sáng, rõ ràng phù hợp với văn phạm của ngôn ngữ dịch.

Dịch ý: Là phương pháp dịch linh động, mềm mại, truyền tải được ý tưởng, nội dung của bản gốc đến người nghe bằng ngôn ngữ khác và không phải tái hiện nguyên bản dưới lớp vỏ của ngôn ngữ khác.
Chúng ta có thể tham khảo thêm: 7 phương pháp dịch thuật căn bản.

Dịch thuật đạt độ chính xác bao nhiêu?

Chúng ta tự hỏi thuật có chính xác tuyệt đối không? Dịch thuật không phải là toán học, hóa học, hay vật lý. Dịch thuật không phải là bộ môn khoa học kỹ thuật chính xác mà là một sản phẩm của các dịch giả vì vậy chúng có tính tương đối gần giống với văn bản gốc hay lời nói gốc và mang ý tương đương mà người ta có thể chấp nhận được.

Khi chúng ta dịch thuật tuỳ vào mức độ tập trung, trình độ khác nhau của chuyên viên dịch thuật ngôn ngữ có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau. Đã có rất nhiều những bản dịch mắc lỗi dưới mức tiêu chuẩn gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Vì vậy mà người ta cần phải thẩm định đánh giá cẩn thận, cần những người giỏi nhiều kinh nghiệm dịch thuật làm công việc dịch thuật.

Nghề dịch thuật và những điều bạn cần biết.

Nghề dịch thuật là nghề của những người có trình độ, bằng cấp, chứng chỉ về ngôn ngữ và đang làm việc trên lĩnh vực ngôn ngữ, kiếm tiền bằng kỹ năng và kinh nghiệm làm việc dịch thuật.

Dựa theo cách chuyển đổi ngôn ngữ qua viết hay nói và cũng như trình độ, đặc điểm tính cách, thói quen mà chúng ta chia nghề dịch thuật làm hai.

phân loại dịch thuật
phân loại dịch thuật

Nghề biên dịch

Nghề biên dịch viên là những biên dịch viên thực biên dịch các văn bản, tài liệu, giấy tờ dưới dạng chữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nghề biên dịch viên không cần nói chỉ cần suy nghĩ, diễn đạt rồi viết ra. Các biên dịch viên có thể ngồi làm việc ở bất kỳ nơi nào cảm thấy hiệu suất làm việc tốt nhất.

Sự phát triển của nghề biên dịch viên là không có giới hạn và phụ thuộc vào sự am hiểu kiến thức, văn hóa, đời sống… Với sự đa dạng trong lĩnh vực hoạt động thì nghề biên dịch viên rất phổ biến và có nhu cầu cao trong xã hội.

Nghề phiên dịch viên.

Nghề phiên dịch là nghề chuyển đổi ngôn ngữ qua giọng nói. Nghề phiên dịch (thông dịch) chiếm một vai trò rất lớn trong các hoạt động giao lưu trực tiếp giữa người và người mà giữa họ không hiểu biết ngôn ngữ của nhau. Các loại hình biên dịch.

Biên dịch công chứng.

Đây là cộng tác viên của các tổ chức hành nghề công chứng có ký kết hợp đồng rõ ràng. Các biên dịch công chứng phải được niêm yết chữ ký tại Sở tư pháp tỉnh/thành phố. Yêu cầu đối với biên dịch công chứng là có trình độ, có bằng cấp chứng chỉ và vượt qua kỳ thi sát hạch của Sở tư pháp.

Biên dịch cho công ty dịch thuật.

Các bạn làm nghề dịch thuật trong các công ty dịch thuật phải trang bị cho mình lượng kiến thức khổng lồ với sự hiểu biết nhiều lĩnh vực và vốn kiến thức từ vựng khổng lồ. Chưa hết, hầu như phải thành thạo nhiều phần mềm hỗ trợ dịch thuật khác. Khách hàng của các công ty dịch thuật rất đa dạng nhu cầu chính vì vậy mà sự đòi hỏi am hiểu nhiều thứ.

Nhân viên biên dịch cho công ty.

Một công ty riêng biệt thông thường sẽ tuyển nhân viên biên dịch kiêm thông dịch. Vì hầu hết các tài liệu của công ty có nội dung chuyên ngành, vốn từ vựng cũng không cần nhiều. Chính vì vậy sự đòi hỏi của các công ty này cũng thường thấp hơn. Có chăng thì họ yêu cầu thời hạn bàn giao gấp gáp mà thôi.

Cộng tác biên biên dịch.

Nếu bạn chọn nghề cộng tác viên biên dịch hẳn sẽ có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Hầu hết làm việc theo hình thức Freelancer, chính vì thế việc tìm kiếm các job khá là khó khăn với các bạn. Nên lựa chọn cộng tác viên với công ty dịch thuật để có thu nhập ổn định hơn.

Các biên dịch viên chủ yếu dịch thuật các loại tài liệu

Dịch thuật website: nội dung chuyển đổi ngôn ngữ càng phong phú, đồng nghĩa với việc khách hàng càng dễ dàng tiếp cận hơn với doanh nghiệp. Đây được xem là 1 trong những loại hình dịch thuật được ưa chuộng và phát triển hiện nay.

Dịch thuật tài liệu kinh doanh: các nội dung về kinh doanh là nguồn chính cho người làm công việc dịch thuật tham gia giải quyết. Một số nội dung cơ bản có thể kể đến: tài liệu kế toán, báo cáo kinh doanh, v.v.

Dịch thuật tài liệu công chứng: thường có những nội dung mặc định và không đòi hỏi sự linh động của dịch giả, vì thế đây được xem là 1 trong những loại hình dịch đơn giản nhất.

Dịch thuật tài liệu Y học, Dược học: tên loại hình cũng đủ để mô tả công việc này. Dịch giả cần chuyển đổi những nội dung thuần về chuyên ngành Y học. Đòi hỏi kiến thức và vốn từ chuyên môn, thuật ngữ phải chính xác và phong phú.

Dịch thuật văn học: một số tài liệu văn học có thể được dịch bao gồm văn, thơ, tạp chí, báo, thư từ, v.v.

Dịch thuật tài liệu kỹ thuật: một số tài liệu mà loại hình này có thể thực hiện bao gồm: tài liệu chuyên ngành, điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin, v.v.

Dịch thuật phiên dịch.

Phiên dịch (thông dịch) là dịch nói hoặc diễn giải lại câu nói bằng ngôn ngữ khác cho người nghe hiểu. Có 2 hình thức phiên dịch thường thấy là dịch cabin và dịch đuổi

Dịch thuật theo hình thức dịch cabin.

Dịch cabin hay còn gọi là dịch song song dịch đồng thời (simultaneous interpreting). Trong lĩnh vực dịch thuật, thì dịch cabin chính là kỹ năng dịch cao nhất dành cho một chuyên viên phiên dịch. Phiên dịch cabin là phiên dịch đồng thời, song song với diễn giả theo cách thủ công, không thông qua máy phiên dịch.

Ngay khi diễn giả bắt đầu nói thì phiên dịch viên trong cabin đã bắt đầu phiên dịch. Với yêu cầu cao về tốc độ dịch nhanh, dịch chuẩn chỉ sau 0.3 đến 0.4s là phải hoàn thành sau khi kết thúc câu từ diễn giả. Cho nên dịch cabin được mệnh danh là đỉnh cao của nghề phiên dịch. Phiên dịch cabin thường được sử dụng trong các hội nghị, hội thảo cấp cao mang tính quốc tế hay quốc gia. Vì vừa đảm bảo sự sang trọng, riêng tư, lại vừa tiết kiệm thời gian để phiên dịch. Đây là sự lựa chọn phiên dịch hàng đầu của những hội thảo quan trọng

Dịch thuật theo hình thức dịch đuổi

Dịch đuổi hay dịch nối tiếp (consecutive interpreting) là loại hình phiên dịch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, phiên dịch viên sẽ tiến hành dịch “đuổi” ngay sau khi người cần dịch (diễn giả) diễn đạt xong một câu/ ý/ đoạn/ cả phần nói của họ.

Nên lựa chọn nghề biên dịch hay phiên dịch?

Người ta vẫn thường nói “nghề chọn người”. Nhiều khi là nghề chọn người là đúng đấy. Cơ hội việc làm, môi trường làm cho chúng ta thích nghi với nghề hơn là chúng ta được lựa chọn. Tuy nhiên, có những nghề phù hợp và không phù hợp với trình độ chuyên môn, tính cách mỗi cá nhân. Và trong lĩnh vực dịch thuật cũng vậy.

Khác với biên dịch viên thì phiên dịch viên đòi hỏi phải di chuyển nhiều theo các địa điểm đối thoại. Chính vì vậy một người có tính cách hướng ngoại, thích giao lưu di chuyển sẽ rất phù hợp.
Biên dịch viên sẽ phù hợp với những người nào chịu khó, cần cù tính cách hướng nội nhiều hơn. Tính cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp cho bản dịch được hoàn hảo.

Những người có triết lý nguyên tắc, chịu áp lực công việc và thích ngồi máy tính nhiều hơn thì biên dịch viên sẽ là lựa chọn tối ưu. Tại đây, biên dịch viên sẽ là người làm việc hiệu quả nhất, cung cấp những bản dịch có độ chính xác cao.

Ngược lại, phiên dịch viên sẽ phù hợp với đại đa số những người có tính cách cởi mở, thông minh và hài hước. Những người có kiến thức xã hội rộng lớn, xử lý ngôn từ khéo léo sẽ dễ dàng có thu nhập cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *