Phân biệt công chứng và chứng thực

phân biệt công chứng và chứng thực

Công chứng và chứng thực khác khau không? Chắc hẳn không ít người nghĩ công chứng, chứng thực là một, tuy nhiên, đây là 2 khái niệm khác nhau. Công chứng và chứng thực sẽ được phân biệt chi tiết ở bài viết dưới đây.

Phân biệt so sánh công chứng và chứng thực

Để hiểu thuật ngữ này một cách chính xác nhất ta đi tìm hiểu khái niệm và mục đích sử dụng của hai hình thức này.

Về mặt khái niệm về công chứng và chứng thực khau nhau như thế nào.

  • Công chứng: Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Xem thêm: Công chứng là gì?
  • Chứng thực: Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Các tổ chức hành nghề công chứng) căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. (Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Thẩm quyền công chứng – chứng thực thuộc về ai?

Đối với hoạt động công chứng thì công chứng viên là người được ký. Tổ chức thực hiện hoạt động công chứng phải là phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.

Đối với hoạt động chứng thực thì ngoài công chứng viên của các tổ chứng hành nghề công chứng thì có thêm cán bộ tư pháp ở phòng tư pháp, UBND, đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.

Xem thêm: So sánh văn phòng công chứng và phòng công chứng

So sánh mục đích của hoạt động công chứng và chứng thực

phân biệt công chứng và chứng thực
phân biệt công chứng và chứng thực

Với hoạt động công chứng mục đích là để đảm bảo về mặt nội dung của các hợp đồng, giao dịch đúng pháp luật hiện hành. Đảm bảo tính pháp lý để giảm thiểu tối đa các rủi ro đến với hai bên giao dịch. Qua đó căn cứ vào hợp đồng công chứng để làm rõ các vấn đề trước pháp luật nếu có vấn đề tranh chấp diễn ra.

Hoạt động chứng thực là việc đảm bảo các giấy tờ chính xác đúng với bản gốc và chứng nhận sự việc đầy đủ.

So sánh giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực

Giá trị pháp lý của hai hoạt động này được giới thiệu chi tiết là:

Hoạt động công chứng:

  • Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Hoạt động chứng thực:

  • Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Kết luận: Mặc dù công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau nhưng đều phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

  •  Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  •  Khách quan, trung thực (không vì lợi ích cá nhân, mối quan hệ làm ảnh hưởng đến bên thứ ba).
  •  Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực.
  •  Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *