Những hình thức giả mạo trong công chứng

Hiện nay việc giả mạo trong hoạt động công chứng không chỉ xảy ra ở các thành phố  lớn mà còn ở những địa phương nhỏ, người dân còn kém hiểu biết. Việc giả mạo ngày càng tinh vi và đây là một trong những nỗi lo không chỉ của công chứng viên mà còn của tất cả mọi người.

Xem thêm : Dịch vụ công chứng uy tín tại Hà Nội

Giả mạo chủ thể tham gia giao dịch

  • Giả mạo chủ thể (chủ yếu là giả mạo bên bán, còn bên mua cũng có, nhưng ít gặp hơn).
  • Việc giả mạo, có thể giả mạo 01 người (vợ hoặc chồng bên bán), giả mạo hai người hoặc nhiều người.

Giả mạo vợ hoặc chồng bên bán

  • Năm 2013, Phòng công chứng số 4 TP.HCM có tiếp nhận 1 trường hợp, bên bán là ông N.V.D và bên mua là bà B.T.N.O bán nhà, đất địa chỉ 84/1Y, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn.
  • Báo Thanh Niên đăng và được biết: Vợ chồng ông D ly dị cuối năm 2012, nhưng tài sản chưa chia, giấy tờ đất bản chính ông D giữ. Ông D đã làm giả giấy tờ tùy thân của bà G – là vợ của ông và thuê người đóng vai để qua mặt công chứng.

Giả mạo người thân trong gia đình

  • Phòng công chứng số 4, số 6 TPHCM cũng đã từng phát hiện trường hợp hai chị em, khi xem ảnh trên CMND thì giống hệt nhau.
  • Sau khi soi dấu vân tay thì khác, hỏi thêm mới biết là chị em ruột (vụ việc này Báo Pháp luật TPHCM đã đăng).

Giả mạo cả vợ/chồng và các chủ thể khác

  • Báo Đầu tư chứng khoán điện tử, Báo An ninh Thủ đô đã có bài đăng: 01 trường hợp Văn thư kiêm Thủ quỹ Phòng TNMT Thị xã S (HN); 01 cán bộ Phòng TNMT huyện G (HN); 01 cán bộ Phòng TNMT xã P (Vĩnh Phúc) trộm nhiều phôi thật, sau chế thành chủ quyền nhà đất, thuê người đóng giả vợ, chồng bên bán, bên thế chấp để lừa đảo chiếm đọat tài sản của nhiều người và nhiều ngân hàng.

Giả mạo bên mua

  • Phòng công chứng số 4 TP.HCM đã gặp trường hợp giả người khi ký hợp đồng mua bán xe ô tô, nhưng không phát hiện được (vì thường bên mua, rất ít khi CCV kiểm tra hoặc chú ý)
  • Chỉ khi hai bên lên hủy hợp đồng mua bán, CCV mới biết bên mua là giả (và họ cũng thừa nhận, hợp đồng mua bán trước họ cũng ký, nay họ tiếp tục ký hủy để bán cho người khác).

Giả mạo giấy tờ trong hoạt động công chứng

  • Trong lĩnh vực giả mạo, thì đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến, rất thường xuyên, chiếm khoảng 80% vụ giả mạo công chứng.
  • Việc giả mạo rất đa dạng,khó phát hiện.
  • Việc giả mạo giấy tờ, có khi chỉ là giả giấy tờ về tài sản được giao dịch( chủ quyền nhà đất; xe ô tô…)
  • Có khi giả từ đầu đến cuối ( chủ quyền, CMND, Hộ khẩu, kết hôn, giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân…).
  • Đối tượng làm giả, không chỉ là cá nhân, mà có khi cả tổ chức như Sàn giao dịch bất động sản; Các công ty thứ cấp làm giả hồ sơ (ví dụ, Cty X ở Hà Nội đã lừa bán đất trên giấy cho nhiều người tại dự án Thanh Hà, Hà Nội).
  • Đối tượng bị  lừa không chỉ là bên mua, các CCV, các ngân hàng, mà có khi kể cả Thi hành án, Đấu giá
  • Ví dụ, gần đây, các Báo có đăng: căn nhà 62D/31 Nguyên Hồng, phường 11, quận Bình Thạnh, bán theo bản án của Tòa, giấy tờ nhà được Ngân hàng nhận thế chấp bàn giao, đấu giá thành, nhưng khi đăng ký mới phát hiện giấy tờ giả, được làm theo phương pháp in lưới).

Giả mạo đơn giản

  • Sửa chữa, tẩy xóa, thêm, bớt diện tích, thay tên, đổi họ chủ sở hữu, sử dụng…nhằm làm sai lệch nội dung giấy tờ chủ quyền nhà, đất; photocopy màu; scan màu chủ quyền nhà đất và các giấy tờ liên quan
    • Trường hợp này, đa phần CCV, nếu chú ý  cũng có thể phát hiện được.
  • Cũng có những trường hợp, tuy giả mạo đơn giản, nhưng cũng rất khó phát hiện
  • Ví dụ: dùng chủ quyền cũ đã hết giá trị để mua bán, thế chấp; hoặc giấy tờ giả.
  • Thường lỗi ở một số chi tiết (như số CMND đen hoặc đỏ; Chủ quyền nhà đất kèm Tờ khai lệ phí trước bạ hay Thông báo nộp lệ phí trước bạ; thẩm quyền người ký, cơ quan cấp, thời điểm cấp Giấy đỏ, Giấy hồng
    • Những trường hợp này CCV bên cạnh phải có chuyên môn thì phải có sự cập nhật, theo dõi hỗ trợ của công nghệ thông tin, mới có thể phát hiện được).

Giả mạo tinh vi, cao siêu

  •  Báo chí ở TP.HCM từng đăng, khi tập huấn về kỷ năng nhận biết dấu vân tay và nhận diện giấy tờ giả thì hầu hết các CCV có mặt tại buổi tập huấn, cũng không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
  • Hoặc Báo Thanh Niên, Báo Tuổi trẻ, Báo Pháp luật, Báo Công an TP.HCM cũng đã từng đăng, căn nhà 63/19 Phó Đức Chính, quận 1, L đã dùng giấy tờ giả để tiến hành ủy quyền, thế chấp, bán và đã qua mặt 05 tổ chức hành nghề công chứng khác nhau tại TPHCM.
  • Hoặc căn nhà 15 Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận, người thừa kế là ông D, đã dùng giấy tờ giả để thực hiện giao dịch cho thuê, thế chấp tại 01 VPCC, 01 Phòng công chứng và đã thực hiện trót lọt.
  • Không chỉ làm giả chủ quyền nhà, mà còn làm giả cả văn bản công chứng( hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, ủy quyền).
  • Các hình thức, thủ đoạn giả mạo trong họat động công chứng rất đa dạng.
  • Có rất nhiều trường hợp đã được CCV phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhưng cũng có khá nhiều trường hợp với thủ đoạn tinh vi
  • Theo báo cáo của Sở Tư pháp TP.HCM, ví dụ, năm 2011-2012, tại TP phát hiện 64 trường hợp giả mạo, trong đó đã có 10 vụ qua mặt công chứng).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *