Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng, đón nhận nguồn đầu tư từ nước ngoài rất nhiều. Chính vì thế, nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng và một điều đáng mừng là số người thông thạo ngoại ngữ đã tăng lên đáng kể nhờ sự quan tâm, đầu tư của nhà nước, của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ, trong nước cũng như du học nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật.
Sự tăng lên của nhu cầu dịch thuật và cả công ty dịch thuật.
Với việc nhu cầu dịch thuật tăng lên đáng kể thì vai trò của công tác dịch thuật cũng ngày càng cao hơn. Số lượng tài liệu, văn bản, tin tức,… cần chuyển dịch ngày một nhiều.
- Các hợp đồng, văn kiện dự án, dữ liệu cần được dịch trong các giao dịch hành chính, thương mại, hợp tác quốc tế,… tăng mạnh.
- Các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí cần chuyển dịch thông tin từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để truyền tải tới quảng đại công chúng.
- Các lớp đào tạo, tập huấn do chuyên gia nước ngoài giảng dạy cần có phiên dịch để nhiều người tham gia học tập hơn.
- Các tác phẩm điện ảnh nước ngoài cần có thuyết minh hoặc phụ đề tiếng Việt.
Rõ ràng hiện nay đang ngày càng đa dạng, gia tăng mạnh với vô vàn nhu cầu dịch thuật.
Thực trạng dịch thuật tại Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay, số lượng cán bộ có thể đảm nhận công việc phiên/biên dịch với chất lượng cao là không nhiều. Chủ yếu, trên thị trường phiên dịch do thế hệ thứ tư gồm sinh viên ngoại ngữ mới ra trường ít năm đảm nhiệm.
Công tác biên dịch kể cả dịch các tác phẩm văn học, được một số lượng đông đảo những người biết ngoại ngữ thực hiện. Nhìn tổng thể, có thể nói công tác dịch thuật, cả phiên dịch và biên dịch ở nước ta cho đến nay vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp.
Việc thiếu chuyên nghiệp đã dẫn đến rất nhiều hậu quả đáng tiếc thậm chí là nghiêm trọng.
Ví dụ như trong khi cố gắng thể hiện thể hiện sự tức giận của diễn giả đối với một hiện tượng bức xúc, phiên dịch đã thêm cả từ bloody vào lời dịch, một từ cực kì bất lịch sự trong một khung cảnh trang trọng. Điều đó khiến tất cả cử toạ nước ngoài ồ lên và diễn giả lúc đó chẳng hiểu mình nói gì mà họ lại có phản ứng khác hẳn với các đại biểu Việt Nam như vậy.
Đấy là ví dụ điển hình về sai sót trong phiên dịch, trong biên dịch thì những lỗi sai còn nhiều hơn thế và có những sai lầm nghiêm trọng trên sóng truyền hình.
Chất lượng ngành dịch đang giảm sút do cạnh tranh
Trước hết đó là do sự thiếu hụt kiến thức và kĩ năng của người tham gia công tác dịch thuật. Người làm công tác dịch thuật cần nhiều loại kiến thức: ngôn ngữ, văn hoá, kiến thức phổ thông hay kiến thức nền và kiến thức chuyên môn.
Những người làm nghề dịch thuật cần:
- Hiểu biết thấu đáo những vấn đề ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ.
- Hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không những chỉ về ngữ pháp mà còn về ngữ nghĩa và ngữ dụng.
- Thông thạo, có vốn từ vựng phong phú.
Việc đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành tới nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao, cả về phía giáo viên lẫn học viên đó chính là nguyên nhân tại sao dịch thuật tại Việt Nam lại kém chuyên nghiệp đến vậy.
Nguyên nhân thứ hai.
Nhiều người làm phiên dịch hiện nay còn thiếu kĩ năng. Những kĩ năng cần thiết của nghề như tái tạo lại ý người nói mới truyền đạt, kĩ năng ghi nhớ thông tin, kĩ năng diễn thuyết trước công chúng… chính vì thiếu kĩ năng nên mới dẫn đến tình trạng như trên.
Nguyên nhân thứ 3.
Ở Việt Nam công việc biên/phiên dịch vẫn chưa được coi là một nghề thực sự, một công việc có tính chuyên nghiệp cao. Đa số người ta vẫn quan niệm rằng hễ ai thông thạo ngoại ngữ là có thể làm phiên/biên dịch được mà không hiểu hết những đòi hỏi của nó. Đó là một quan niệm sai lầm. Không phải ai biết ngoại ngữ là có thể làm được phiên/biên dịch vì để có thể làm được dịch thuật viên còn yêu cầu nhiều kĩ năng hơn nữa.
Thay đổi đào tạo.
Qua những nguyên nhân trên đã đặt ra một vấn đề cần đào tạo bài bản cho những người làm công việc dịch thuật. Nghề dịch thuật cũng cần có những tiêu chuẩn đặt ra cho các biên/phiên dịch viên.
Cùng với đó, người sử dụng dịch vụ biên/ phiên dịch cũng cần nhận thức để nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của nghề dịch thuật. Nếu người sử dụng còn coi nhẹ chất lượng, tự thoả mãn theo quan điểm “miễn cứ có là được”, bất luận tốt xấu, thì còn có sản phẩm/dịch vụ kém, gây tác hại không chỉ ngay trước mắt mà còn lâu dài về sau.
Trên đây thông tin về thực trạng dịch thuật tại Việt Nam. Quý khách muốn tìm đến công ty dịch thuật công chứng uy tín tại Hà Nội, hãy liên hệ với Trans24h.
Công ty TNHH Dịch thuật công chứng 24h.
- Địa chỉ: 52A Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0948944222
- Website: dichthuatcongchung24h.com