Lịch sử ngành dịch thuật

lịch sử ngành dịch thuật Việt Nam

Từ xưa đến nay Dịch thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của các dân tộc. Dịch thuật ra đời thực hiện sứ mệnh là chiếc cầu nối giúp cho những người không cùng ngôn ngữ có thể hiểu được nhau.

Lịch sử phát triển của Dịch thuật

Dịch thuật đã xuất hiên từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Khảo cổ học đã tìm ra những bằng chứng về dịch thuật kết hợp với chữ viết ở vùng Lưỡng Hà cổ đại khoảng 3200 năm TCN. Đó là tấm đất sét được sử dụng cho mục đích đơn giản như giữ số túi của lúa mì. Tư liệu Dịch thuật đầu tiên bằng văn bản theo các chuyên gia trong ngành đó là vào khoảng 1200 năm sau khi sự xuất hiện của sử thi Sumer với bài thờ “Gilganesh” được dịch sang ngôn ngữ phía tây nam Châu Á. Bài thơ là câu chuyện hấp dẫn về tình bạn giữa một vị vua và một người đàn ông hoang dã.

lịch sử ngành dịch thuật thế giới
lịch sử ngành dịch thuật thế giới

Kinh thánh là tài liệu được dịch nhiều nhất trên thế giới

Giữa thời kì in ấn được phát minh vào cuối thế kỉ thứ XVIII, Kinh thánh đã được dịch ra 51 ngôn ngữ khác nhau. Các nhóm dịch thuật đầu tiên được biết đến là một nhóm 70 học giả Do Thái, họ đã dịch được một bộ sưu tập kinh sách gọi là Septuagint ra tiếng Hy Lạp vào khoảng thế kỷ thứ 3 và thứ 1 TCN.  Dịch thuật về Kinh thánh là công việc cực lỳ quan trọng với phương Tây Do Thái – Cơ Đốc. Việc dịch Kinh thánh không bắt đầu ở Rome mà ở Alexandrie. Sở dĩ Kinh thánh được dịch ra tiếng Hy lạp bởi đó là ngôn ngữ “quốc tế” phổ biến nhất lúc bấy giờ, trên cả khía cạnh khoa học lẫn chính trị. Khi tiếng Latin soán ngôi tiếng Hy Lạp ở chức năng chính trị vào thế kỷ 4 sau Công nguyên, bản dịch Latin phổ biến nhất là bản của thánh Jérôme, tên của bản này (la Vulgate) cho thấy, nó có mục đích làm cho càng đông người hiểu càng tốt [la Vulgate xuất phát từ từ vulgata, nghĩa là “làm cho tiếp cận được, làm cho công khai”, bản thân từ này cũng xuất phát từ từ vulgus, nghĩa là “đám đông”]. Giữa thời kỳ in ấn được phát minh vào cuối thế kỷ thứ XVIII, Kinh Thánh đã được dịch ra năm mươi mốt ngôn ngữ khác nhau. Sau Kinh Thánh, cuốn sách “Imitatio Christi” đã vượt lên với số lượng ngôn ngữ dịch ra là 52 ngôn ngữ và cùng thời kỳ đó dịch ra thêm 12 ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Breton, Catalan, Cộng Hòa Séc, tiếng Hungary, Ba Lan, và Thụy Điển. Đến các tác phẩm cổ điển. Khoảng 1000 bản dịch các tác phẩm cổ điển từ tiếng Hy Lạp và La tinh được xuất bản chỉ trong năm 1600.

Geoffrey Chaucer là một trong những nhà văn đầu tiên dịch thuật lĩnh vực văn học nước ngoài sang tiếng Anh bản ngữ, thiết lập một truyền thống văn học dịch phong phú nhất thế giới. Shakespeare cũng lấy cảm hứng từ những câu chuyện từ những vùng đất xa xôi tạo thành những kiệt tác sân khấu.

Dịch thuật trong thời kì hiện đại

Vào đầu thời kỳ hiện đại của các nước châu Âu, sau khi ngành in ấn được phát minh thì việc xuất bản sách và dịch thuật đã bắt đầu nở rộ. Dịch thuật chia làm hai trường phái, diễn dịch và chuyển ngữ. Trường phái diễn dịch đem văn bản nguồn diễn giải ra một cách đơn giản nhất sao cho số đông dân chúng có thể hiểu được mà không cần thuộc tầng lớp trí thức. Trường phái thứ hai là chuyển ngữ. Dịch văn bản gốc thành nhiều thứ tiếng khác nhau để thuận tiện cho việc truyền tải kiến thức và giao lưu văn hóa, thường là những tác phẩm về tôn giáo hoặc khoa học.

Một cách khác để phân biệt các dịch giả là ở tính chất chuyên nghiệp và không chuyên của họ. Những người này hoạt động công tác dịch thuật hoặc là vì yêu nghề hoặc là vì kinh tế (không kể trường hợp vì cả hai mục đích trên). Trong thời kỳ đó có hàng ngàn các nhà hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật. Phần lớn đều là các dịch giả không chuyên, tham gia vào hoạt động dịch thuật chỉ một hai lần trong đời. Một vài dịch giả xuất thân từ tầng lớp quý tộc hoặc là các nhà cầm quyền, như vua James VI và I của Anh, và vua Philip IV của Tây Ban Nha. Các giáo sỹ dịch các sách của giáo sỹ, các nhà vật lý học dịch các sách về thuốc, luật sư dịch sách về luật pháp, họa sỹ và những người am hiểu về nghệ thuật thì dịch các sách về nghệ thuật và kiến trúc.

Các dịch giả thường tự xem mình như những nhà đồng sáng tác. Vào thời kỳ này, biểu hiện thường thấy là tóm tắt lại văn bản gốc hoặc là mở rộng, để “phát triển” văn bản gốc, và thường thực hiện một số thay đổi văn bản gốc mà không báo trước.

Lịch sử nền dịch thuật ở Việt Nam

Lịch sử dịch thuật Việt Nam gắn liền với lịch sử chữ viết. Chữ viết Việt Nam trải qua 3 giai đoạn, chữ Hán – chữ Nôm – chữ Quốc Ngữ. Mỗi giai đoạn chữ viết đều xuất hiện nhu cầu chuyển tải ngôn ngữ nhằm truyền bá tư tưởng văn hóa trong các tầng lớp nhân dân.

Chữ Hán và tiếng Hán xuất hiện từ những thế những thế kỉ đầu công nguyên do chế độ Bắc thuộc. Đó là phương tiện ghi chép và truyền bá tư tưởng của người Việt nhằm phát triển văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, chữ Hán không đủ để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt nên chữ Nôm ra đời. Chữ Nôm là một loại văn tự được xây dựng trên cơ sở đường nét, phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Sau đó xuất phát từ việc truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam giám mục Alexandre De Phodes đã sử dụng chữ Latinh để phiên âm tiếng Việt, cùng với nhiều linh mục dòng, các thầy giảng Việt Nam, cùng với sự cải cách của Pigneau de Behaine thì chữ Quốc Ngữ ra đời với hệ thống chữ viết tiếng Việt mà chúng ta sử dụng cho đến ngày nay.

lịch sử ngành dịch thuật Việt Nam
lịch sử ngành dịch thuật Việt Nam

Lúc đầu, những tác phẩm văn xuôi và thơ chữ Hán không phải dịch, bởi dân chúng và giới tri thức đều sử dụng tiếng Hán. Việc dịch các tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là thơ Đường ở giai đoạn này chủ yếu là để bạn bè thưởng thức trong những buổi đàm đạo chứ không phải từ nhu cầu giới thiệu, truyền bá tư tưởng hay các tác phẩm văn học vào Việt Nam.

Đối với hình thức dịch chữ Nôm như: diễn âm, giải âm, diễn ca, diễn nghĩa thì các tác phẩm chữ Hán được dịch cho đối tượng tầng lớp bình dân và những người đang đi học.

Khi chữ quốc ngữ ra đời thì việc dịch thuật chuyển từ hệ chữ viết khối vuông (Hán – Nôm) sang hệ chữ Quốc Ngữ, dẫn đến sự đứt gãy về văn hoá truyền thống, nhưng lại góp phần chuyển tải những yếu tố văn hoá ngoại sinh – một yêu cầu tất yếu đối với quá trình hiện đại hóa văn hoá, đồng thời là nhịp cầu kết nối văn hoá truyền thống, khơi dậy những yếu tố nội sinh làm nền tảng cho quá trình phát triển theo hướng hiện đại.

Nếu dịch thuật cuối thế kỷ XIX chủ yếu với mục đích phổ biến chữ quốc ngữ thì đầu thế kỷ XX lại gắn với việc đáp ứng nhu cầu đọc và thị hiếu thẩm mỹ của quần chúng. Do đó, việc dịch thuật những tác phẩm văn học gắn với lịch sử của các nước trở nên phổ biến và quan trọng hơn, nhất là cao trào dịch thuật văn học cổ điển Trung Quốc đầu thế kỷ XX. Đối với việc dịch thơ thì Việt Nam có truyền thống dịch thơ Đường từ khá sớm, chủ yếu phát triển ở miền Nam. Bài thơ Đường được dịch ra chữ Quốc ngữ sớm nhất là bài “Văn lân gia lý tranh” của tác giả Từ An Trinh và do Trương Minh Ký dịch. Trong giai đoạn này, một dịch giả nổi tiếng đồng thời cũng là một nhà thơ trào phúng là Tú Xương đã có 81 bài dịch, trong đó 71 bài được dịch ra thể thơ thất ngôn bát cú, 10 bài dịch ra thể ngũ ngôn cổ phong. Tác phẩm dịch của ông có phong cách đặc sắc và mang một nét sáng tạo rất riêng. Phong cách dịch độc đáo này góp phần tạo nên chân dung một dịch giả trong lịch sử văn học Việt Nam.

Sau 1945, dịch thuật Việt Nam bắt đầu phát triển với hàng loạt bản dịch các tác phẩm tiêu biểu của nền văn học thế giới, cùng những bản dịch trên báo chí, những bài dịch lý thuyết văn chương, những tài liệu về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và những bản dịch nổi tiếng nước ngoài của những tác giả nổi tiếng (Ngô Tất Tố, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Nguyễn Huy Tưởng, Phan Khôi, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Xuân Sanh…).

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành xuất bản sách phát triển cùng với số người dịch ngày càng tăng. Các tác phẩm văn học từ các nước: Nga, Đông Âu, Cu Ba, Mỹ Latinh… với những dịch giả tài ba như: Trương Chính, Phan Ngọc, Dương Tường, Nguyễn Trung Đức, Lê Khánh Trường… ngày càng khẳng định vai trò của dịch thuật và hình ảnh của các dịch giả trước công chúng.

Và ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, việc di chuyển giữa các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến và dễ dàng, Dịch thuật Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc dịch các tác phẩm văn học mà còn dịch thuật các tài liệu thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác, các hồ sơ, giấy tờ xuất – nhập cảnh … nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Để đáp ứng nhu cầu đó các công ty dịch thuật chuyên nghiệp ra đời.

Trong số đó không thể không kể đến Dịch thuật công chứng 24h. Với đội ngũ dịch giả đông đảo, đa dạng các chuyên ngành được đào tạo bài bản về chuyên môn, có kinh nghiệm dịch thuật, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng các trải nghiệm dịch thuật tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *