Các tổ chức hành nghề công chứng là gì?

các tổ chức hành nghề công chứng

Khi cần xác minh tính chính xác của giấy tờ trong giao dịch dân sự, chúng ta đều cần đến các văn phòng công chứng. Vậy các tổ chức hành nghề công chức bao gồm những hình thức nào và hoạt động ra sao theo quy định của pháp luật Việt Nam? Chúng tôi sẽ làm rõ các câu hỏi đó trong bài viết dưới đây.

Tổ chức hành nghề công chứng là gì?

Hiểu đơn giản thì tổ chức hành nghề công chứng là nơi tiếp đón và giải quyết những yêu cầu của người cần công chứng. Khi cần chứng thực những giấy tờ có giá trị như sổ đỏ, giấy đăng kí xe, giấy phép kinh doanh,… anh/ chị đều cần tìm đến các cơ sở công chứng ở địa phương để nhờ sự hỗ trợ của công chứng viên. Vậy luật pháp định nghĩa khái niệm này như thế nào?

các tổ chức hành nghề công chứng
các tổ chức hành nghề công chứng

Định nghĩa theo Luật Công chứng

Theo Luật công chứng do Quốc hội Nhà nước XHCN Việt Nam bàn hành ngày 20/06/2014: “Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

Ngoài ra, văn bản trên cũng quy định:

Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật Công chứng

Và phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển tổ chức hành nghề công chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xem thêm:

Các hình thức của tổ chức hành nghề công chứng

Các tổ chức hành nghề công chứng đều có nhiệm vụ công chứng – chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giấy tờ, văn bản có giá trị hoặc các hợp đồng dân sự khác. Tuy đều thực hiện các công việc như trên, phòng công chứng và văn phòng công chứng lại là 2 tổ chức riêng biệt. Cụ thể:

Phòng công chứng:

Phòng công chứng là đơn vị hành chính sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp và được cấp phép thành lập bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phòng công chứng có trụ sở cụ thể, tài khoản riêng và con dấu không có hình quốc huy.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng – công chứng viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.

Văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng thuộc loại hình công ty hợp danh, được thành lập bởi 2 công chứng viên hợp danh trở lên. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp hợp danh, văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Văn phòng công chứng được pháp luật coi là một pháp nhân, với con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ việc công chứng.

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Người này phải là thành viên hợp danh của văn phòng công chứng và có từ 02 năm hành nghề công chứng trở lên.

phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng
phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng có quyền hạn và nghĩa vụ gì?

Là một nguồn lực pháp lý của xã hội, các tổ chức hành nghề công chứng có những quyền hạn chuyên biệt, đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình theo Luật Công chứng.

Quyền hạn chuyên biệt của các tổ chức hành nghề công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng với tư cách là một pháp nhân ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.

Thu phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí hợp pháp khác.

Được phép hoạt động ngoài thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu, bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

Nghĩa vụ của phòng công chứng và văn phòng công chứng

Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình về đạo đức và việc tuân thủ pháp luật.

Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định Luật Công chứng.

Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng.

Tạo điều kiện cho công chứng viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.

Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.

Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.

Chia sẻ thông tin để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những kiến thức cụ thể nhất về các tổ chức hành nghề công chứng được quy định bởi Luật Công chứng 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mong rằng bài viết giải đáp được phần nào thắc mắc của anh/ chị về vấn đề này. Nếu anh/chị có vướng mắc khác và muốn được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline 0948 944 222 hoặc nhắn tin trực tiếp qua chat box dưới đây. Rất hân hạnh được tiếp nhận các ý kiến của anh/ chị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *